Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

“Tôi Muốn Biến Rau Củ Thành Ngôi Sao Của Món Ăn”

Rất nhiều đầu bếp trên thế giới đang dần chuyển sang xu hướng chuộng thực phẩm thực vật và ẩm thực chay cũng đang thịnh hành hơn. Khi mà nhu cầu ăn chay của đông đảo người dân Việt Nam đang chuyển biến tích cực, bạn đã làm gì để tạo ra lợi thế cho chính mình?

Món phở chay
Món phở được nấu theo phong cách món chay
(Ảnh: Vegetaria pho with tofu)

Xu hướng ăn chay của thế giới

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết hiện nay ở châu Âu đã có hơn 10% dân số ăn thuần chay. Tại Mỹ có 3% người không ăn thịt và 6% ăn chay hoàn toàn. 15% dân số trẻ tại Đức (từ 16 – 24 tuổi) đã áp dụng ăn chay trong khi hơn 60% người dân Ba Lan cho biết họ cũng sẽ giảm ăn thịt từ năm 2018.

Từ trước đến nay, các đầu bếp nổi tiếng thế giới đa số đều được biết đến với những món ăn đắt đỏ làm từ nguyên liệu chính là thịt, hải sản… Thế nhưng có thể bạn chưa biết, có rất nhiều đầu bếp đang đi theo xu hướng tận dụng thực phẩm thực vật nhiều hơn. Chẳng hạn như Alain Ducasse (1 trong 2 Chef đạt nhiều sao Michelin nhất thế giới) với “Nói không với thịt”, Yoshihiro với món súp đất đưa anh chạm tay đến sao vàng danh giá hay 1 trong 10 nữ đầu bếp xuất sắc nhất thế giới – Clare Smyth với lời khẳng định: “Tôi thích những thách thức về quan niệm và muốn biến rau củ thành ngôi sao của món ăn”…

Món súp đất
Món súp đất của một đầu bếp Nhật Bản đạt sao Michelin
(Ảnh: Kenh 14)

Ẩm thực chay cũng đang dần trở thành một xu hướng ăn uống được người dân ưa chuộng, trở nên phổ biến hơn với mọi người. Từ cấp độ sang trọng đến bình dân đều có những quán ăn phù hợp. Nhắc đến đây, tôi muốn gợi ý đến bạn một vài thành phố đang nổi lên với rất nhiều nhà hàng, quán ăn “chuyên trị” về món chay như Glasgow (Scotland), Chiang Mai (Thái Lan), New York, Chennai (Ấn Độ) hay Oregon (Portland)…

Người Việt vẫn chưa chuộng ăn chay?

Đó là một quan niệm sai lầm. Những ngày rằm, ngày lễ, những quán chay luôn kín bàn. Một vài nhà hàng chuyên về buffet chay được xây dựng và hốt bạc từ đó. Đôi khi, chúng ta cũng không còn quá ngạc nhiên khi tham dự những buổi đám, tiệc mà thấy thực đơn 100% là món chay.

Người Việt đang ăn chay ngày càng nhiều và đối tượng cũng trẻ hơn, không còn bó hẹp trong phạm vi những người bệnh hay đã lớn tuổi. Tuy nhiên, không khó để nhận ra thực đơn món chay ở nhiều quán ăn, nhà hàng vẫn chưa thực sự phong phú, mới lạ. Ngay cả việc nấu ăn tại nhà cũng khá quanh quẩn bởi kinh nghiệm nấu chay chưa nhiều. Đây cũng là lý do khiến nhiều người cảm thấy ăn chay khá khó khăn, khó duy trì lâu dài hoặc không cảm thấy hiệu quả tốt cho sức khỏe được như mong muốn.

Vì thế có thể nói, để đáp ứng được xu hướng sử dụng thực phẩm chay của người Việt, bản thân các đầu bếp cần phải nâng cao tay nghề, hiểu đúng về chế biến món chay. Việc học nấu ăn chay cũng là một cách để bạn nâng cao chất lượng thực đơn gia đình hoặc mở quán kinh doanh.

Lớp học nấu món chay
Học nấu món chay tại Hướng Nghiệp Á Âu
(Ảnh: Hướng Nghiệp Á Âu)

Để “biến rau củ thành ngôi sao của món ăn”

Món chay nếu ăn đúng thì không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn có những lợi ích rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với chế độ chay thực dưỡng. Đây được xem là phương pháp ăn uống bổ trợ hữu ích cho tinh thần và chữa nhiều căn bệnh.

Có nhiều cách nấu ngon từ nguyên liệu ngũ cốc, rau, củ, quả, trứng, các chế phẩm từ sữa (tùy từng trường phái ăn chay). Tuy nhiên, để nấu hợp vệ sinh, đa dạng, ngon, an toàn sức khỏe thì lại là một câu chuyện khác, đòi hỏi một trình độ khác. Nếu bạn xem ăn chay là một vấn đề nghiêm túc, lâu dài thì chúng tôi có một lời khuyên cho bạn là hãy tham gia các lớp học nấu món chay.

Học nấu món chay không hề “phí tiền” như nhiều người nghĩ. Thực chất, làm sao để nấu món chay tươi, ngon, ích lợi và đa dạng là những kiến thức rất phức tạp. Một buổi học chuyên đề chỉ 1 buổi, một khóa học chuyên nghiệp khoảng 20 buổi sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc về ẩm thực chay và nấu lên trình hơn rất nhiều so với việc tự mày mò khi chưa có những kiến thức căn bản.

Nấu chay nói dễ, rất dễ. Nhưng nói khó, quả thật không thua kém gì nấu món mặn. Để thành “ngôi sao” phải hội tụ rất nhiều yếu tố xuất sắc, và người tạo ra ngôi sao phải rất tài năng. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan để tìm hiểu về khóa học Bếp chay tại Bếp trưởng nhé!



Nguồn : Beth Huỳnh – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-chay/xu-huong-an-chay

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Phi Lê Cá Hồi

Cá hồi là nguyên liệu chính của nhiều món ăn Việt, Á và cả món Âu. Đối với một số món như sushi, sashimi hay cá hồi chiên, áp chảo… đều phải thực hiện một thao tác cực kỳ quan trọng khi sơ chế cá là phi lê. Phi lê cá hồi đối với các đầu bếp chuyên nghiệp đã là một thử thách. Khi bạn thực hiện tại nhà sẽ càng “gian nan” hơn.

Những thao tác cơ bản trong quy trình phi lê cá hồi

Video dưới đây sẽ giúp bạn quan sát được các thao tác phi lê cá hồi một cách chi tiết và trực quan. Trước khi thực hiện phi lê, bạn cần chuẩn bị 2 nguyên liệu – dụng cụ cần thiết nhất. Đó chính là một con dao thật sắc bén và một con cá hồi đã được làm sạch. Ngoài ra, bạn chuẩn bị thêm một chiếc khăn trắng, vuông (loại khăn thường dùng để lau tay trong nhà bếp).

Theo quy trình phi lê, bạn lần lượt thực hiện các bước như sau:

+ Đầu tiên, bạn dùng dao lạng vảy cá hồi theo chiều ngược từ đuôi lên phần đầu. Sau khi lạng sạch lớp vảy, bạn cắt mạnh phần đầu cá ra khỏi thân cá.

Lạng vảy
Lạng vảy

+ Ở bước tiếp theo, bạn dùng dao phi lê một đường thẳng từ đầu đến đuôi cá, đặt lưỡi dao ngang và cắt mạnh, dứt khoát, đều tay để tách đôi cá hồi ra làm hai phần theo chiều xuôi dọc từ đầu đến đuôi (quan sát video).

Bỏ đầu, xẻ đôi cá
Bỏ đầu, xẻ đôi cá

+ Cá lúc này đã được tách đôi. Ở phần vẫn còn xương sống, bạn đặt lưỡi dao hơi chếch lên trên và đi dao sát phần xương sống để loại nó ra khỏi thân cá. Những phần như bụng cá vẫn còn xương, bạn cũng áp dụng cách làm này để loại bỏ.

Lóc xương ra khỏi thân cá
Lóc xương ra khỏi thân cá

+ Loại bỏ những phần mỡ trắng thừa ở bên hông thân cá, bụng cá.

Phi lê cá hồi theo kiểu Nhật và kiều Âu

Cá hồi trong món Nhật và món Âu khá phổ biến. Vì thế, Bếp trưởng sẽ hướng dẫn bạn cách phi lê cá hồi theo 2 kiểu này.

+ Phi lê cá hồi kiểu Nhật

Quy tắc cắt cá hồi phi lê
Quy tắc cắt cá hồi phi lê 3 bàn tay theo kiểu Nhật

Đặt miếng cá hồi cần phi lê lên bàn. Nếu miếng cá lớn, bạn chia khúc nhỏ theo quy tắc 3 bàn tay. Cứ một khúc cá hồi sẽ có độ dài bằng 3 bàn tay đặt ngang.

Tiếp theo đó, bạn xẻ riêng phần lưng cá và bụng cá ra (như video)

Cuối cùng, bạn dùng nhíp để nhổ xương dăm ra.

+ Phi lê cá hồi kiểu Âu

Phi lê cá hồi theo kiểu Nhật và kiều Âu
Phi lê cá hồi theo kiểu Âu

Đối với kiểu phi lê này thì bạn phải thực hiện thao tác dùng nhíp nhổ hết xương dăm ra trước.

Sau khi đã nhổ hết xương dăm của cá từ đầu đến đuôi, bạn chia cá thành từng khúc và cắt khúc. Mỗi khúc khoảng 400gram (có độ dài tương ứng khoảng 1 bàn tay đặt ngang).

Để quan sát một cách dễ hiểu hơn, bạn theo dõi video bên dưới nhé. Phi lê cá hồi nguyên con không dễ dàng, tuy nhiên sẽ dễ thực hiện hơn rất nhiều sau khi bạn xem video này. Một miếng cá ngon, đẹp mắt sẽ giúp cho việc chế biến trở nên dễ dàng hơn và tăng tính thẩm mỹ cho món ăn. Phi lê cũng tương tự như nấu ăn, làm càng nhiều sẽ càng lên tay.

Chúc bạn thành công với kỹ thuật phi lê cá hồi theo 2 phong cách Nhật và phong cách Âu nhé !



Nguồn : Beth Huỳnh – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/ky-thuat/phi-le-ca-hoi